GIA VỊ, VỊ THUỐC TỪ CÂY CHANH
Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng và tác dụng dược lý, chanh được tổ chức Plants for a Future xếp vào nhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong một danh mục gồm hơn 7.300 loài thực vật làm thuốc hoặc làm thức ăn.
Dược thảo này dùng kèm máy xông hơi Homesteam
Mô Tả
-
Cây chanh có tên khoa học là Citrus Limonia Osbeck, thuộc họ cam quýt Rutaceae.
-
Chanh là một loại cây nhở, cao từ 1m đến 3m. Thân có gai.
-
Lá hình trứng, dài từ 5,5 đến 11cm, rộng 3,5cm đến 6cm, mép lá có hình răng cưa.
-
Vỏ quả có màu xanh, màu xanh chuyển vàng khi quả chín. Quả chia làm nhiều múi. Dịch quả rất chua. Vỏ quả lá chanh có nhiều tinh dầu.
Thành phần hoá học
-
Trong 100gr thịt quả chanh có 90% nước, protein 0,8gr, chất béo 0,5gr, carbohydrate 8,2gr, chất xơ 0,6gr, tro 5,4gr, calcium 33mg, phosphor15mg, sắt 0,5mg, sodium 3mg, potassium 137mg, vitamin A 12mg, thiamin (B1) 0,5mg, riboflavin (B2) 0,02mg, niacin 0,1mg và vitamin C 52mg.
-
Ngoài ra lớp vỏ ngoài của quả chanh và lá chanh có chứa nhiều tinh dầu có mùi thơm dễ chịu.
-
Tinh dầu chanh là một hợp chất có chứa limonene, a pinen, b phelandren, camphen và a tecpinen.
Dược tính và công dụng
-
Tiến sĩ Elzbieta Kurowska thuộc công ty dược KGK Synergize ở Mỹ cho biết trong lá hoặc vỏ chanh có chứa lượng polymethoxylated flavones (PMF) nhiều gấp 20 lần so với các loại rau quả thông thường.
-
Lá chanh hoặc phần vỏ ngoài của quả chanh có thể kích thích tiêu hoá, trung hoà bớt vị béo của thức ăn..
-
Những nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết từ quả chanh có tính sát khuẩn rất cao. Ở nồng độ 20%, dịch chanh có thể tiêu diệt 90% virus HIV.
-
Giúp giải độc, cải thiện thành mạch và hạ huyết áp.
-
Theo Đông y, lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết Can khí.
-
Ngoài ra, chanh cũng dùng để sát trùng hoặc giải độc tại chỗ do trùng thú cắn.
-
Vỏ quả chanh phơi khô có thể dùng để làm thuốc xua đuổi côn trùng, sâu bọ.
-
Lá chanh tươi có chứa nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn, chỉ khái và tiêu đờm nên cũng thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm, giải độc.